Đăng trong Đạo mộ bút ký

Tổng hợp thông tin về couple Bình – Tà (P1)

BÌNH TÀ

“Bình Tà” là cách gọi tắt của “Muộn Du Bình và Ngô Tà”, hai nhân vật trong “Đạo Mộ Bút Ký”, hoặc viết tắt là PX (xuất xứ từ phiên âm pinyin Bình Tà /Píng Xié/)

“Đạo Mộ Bút Ký” của tác giả Nam Phái Tam Thúc chủ yếu viết về câu chuyện ly kỳ của một nhóm thổ phu tử.

“Bình” chính là Muộn Du Bình, biệt danh của nhân vật Trương Khởi Linh, còn “Tà” là Ngô Tà, nhân xưng “tôi” trong tác phẩm, cũng chính là người đặt ra cái tên “Muộn Du Bình”.

Thông tin cơ bản:

 

Muộn Du Bình.

 

Họ tên: Ban đầu độc giả vốn cho rằng tên anh là Trương Khởi Linh, nhưng đến tập 8 “Đạo Mộ Bút Ký”, tác giả Nam Phải Tam Thúc đã khẳng định “Trương Khởi Linh” chỉ là một loại chức vị trong dòng họ Trương (*), khi thừa kế chức vị ấy thì người ta gọi anh như vậy, cũng có nghĩa anh không có tên.

Biệt danh Muộn Du Bình, còn được gọi là Tiểu Ca hoặc “Trương câm điếc” (bây giờ gọi vậy e không phù hợp cho lắm), người Việt Nam gọi anh là A Khôn. (?)

(*) Note: Đạo mộ bút kí có phần xếp danh hiệu của các tay trộm mộ, gọi là “chín vị lão thành” – “lão cửu môn” gồm:

Thượng tam môn: 3 người đứng đầu – đời thứ nhất

Thứ nhất, Trương Khải Sơn – Trương Đại Phật gia

Thứ hai, Nhị Nguyệt Hồng

Thứ ba, Lý Tam Gia – Bán Tiệt Lý

Trung tam môn: 3 người đứng giữa – đời thứ hai

Thứ tư, Trần Bì A Tứ (đệ tử của Nhị Nguyệt Hồng)

Thứ năm, Ngô Lão Cẩu – Cẩu Ngũ Gia => Đây là ông của Ngô Tà

Thứ sáu, Hắc Bối Lão Lục

Hạ tam môn: 3 người đứng cuối – đời thứ ba

Thứ bảy, Hoắc tiên cô – Thất cô nương

Thứ tám, Kỳ môn bát toán – Kỳ Thiết Chủy

Thứ chín, Tiểu Giải Cửu 

Vũ khí: Hắc Kim Cổ Đao, sau này vì cứu Ngô Tà ở Xà Chiểu quỷ thành mà bị mất.

Đặc điểm ngoại hình: tóc ngắn màu đen, mặt vô cảm, đẹp trai (theo mô tả của Ngô Tà), mắt lúc nào cũng lờ đờ ngái ngủ, thường mặc áo khoác có mũ màu lam (giới thiệu trong tập 1), khi mặc Âu phục thì cực kì bắt mắt (Ngô Tà miêu tả, xem lại Đạo Mộ quyển 6), quần đùi có in hình hai con gà con (Bàn Tử mua, xem lại Đạo Mộ quyển 6), khi cơ thể nóng lên sẽ xuất hiện hình xăm Kỳ Lân, ngón giữa và ngón trỏ tay phải rất dài (nghe nói là Phát Khâu Trung lang tướng dùng hai ngón tay đó để thăm dò các cơ quan), là tộc trưởng cuối cùng cũng là người duy nhất sống sót của Trương gia.

Tính cách: âm trầm, hay ngủ, ít nói, bình thản, hay cứu Ngô Tà, ở dưới mộ thì lanh lợi cơ trí, khi sinh hoạt trên mặt đất thì như người bệnh nặng cấp chín.

Kỹ năng: súc cốt, dịch dung, diễn kịch (có thể sánh ngang với diễn viên đoạt giải Oscar), nói chuyện với bánh tông, máu có thể trừ tà và xua đuổi trùng bọ, thường xuyên mất tích, hay bị mất trí nhớ (căn cứ theo nguyên tác, trước kia anh cũng từng quên hết kí ức, sau này trong cuốn 6 của Đạo mộ cũng có một thời gian không nhớ được gì). Hai ngón tay dài khác thường chuyên dùng để đâm xuyên hầm mộ, thăm dò cơ quan, bức cung, hoặc làm cho “đóa cúc” của Ngô Tà nở hoa …vv…vv.. Có thể dễ dàng bẻ gẫy đầu bánh tông, mang dòng máu quí hiếm kì lạ có khả năng xua đuổi trùng bọ. Có tác dụng cứu thoát và trợ giúp Ngô Tà trong mọi trường hợp, quả thật là “thiết bị” không thể thiếu trong mỗi chuyến du lịch gia đình (của Ngô Tà only).

Giới thiệu: là một cao thủ trộm mộ thần bí, công phu tuyệt đỉnh, thường hay có thói quen đột ngột biến mất khi đang ở trong mộ. Tuy vẻ ngoài lạnh lùng nhưng lại vô cùng quan tâm đến đồng bạn, khi gặp nguy hiểm thì âm thầm gánh vác, là chỗ dựa vô cùng vững chắc (của Ngô Tà again \m/).

Vì mất đi trí nhớ mà không ngừng bôn ba tìm kiếm những nơi ghi dấu kí ức của mình, nhưng sau mỗi lần tìm được thì kí ức đó lại bị xóa đi, vì thế hành trình tìm kiếm lại tiếp tục bắt đầu. Điều đáng nói là những ký hiệu anh lưu lại toàn là dấu hiệu tiếng Anh (theo như phán đoán trong truyện), trừ anh ra, không ai hiểu được.

Nhân vật chính Ngô Tà phát hiện Trương Khởi Linh trong tấm ảnh cũ hai mươi năm về trước và Trương Khởi Linh đồng hành hai mươi năm sau với mình dung mạo hoàn toàn giống nhau, dường như trong hai mươi năm đó anh không hề thay đổi chút nào. Rốt cuộc là vì sao? Ngay cả bản thân Trương Khởi Linh cũng không biết đáp án, bởi vì anh đã mất đi ký ức. Mà trong truyện có rất nhiều đoạn do thế hệ trước kể lại, miêu tả một người xăm hình kì lân, có hai ngón tay dài kì lạ, nghi rằng chính là Trương Khởi Linh.

Tác giả Nam Phái Tam Thúc trong một buổi nói chuyện đầu năm đã đùa rằng tuổi của anh phải lên đến ba con số.

Đạo mộ 8 đã kết thúc, Trương Khởi Linh tạm thời sống phía sau cửa Thanh Đồng, chờ đến năm 2015 sẽ gặp lại Ngô Tà trên đỉnh Trường Bạch.

Ngô Tà.

 

Tên gọi: Ngô Tà, nhân vật chính, người xưng “tôi” trong truyện. 

Biệt danh: Thiên Chân (Thiên Chân Vô Tà), cậu Ba.

Đặc điểm ngoại hình: tóc ngắn, tính cách ôn hòa nhã nhặn, có vẻ thư sinh nhưng không kém phần nam tính, đôi khi đeo kính “Nô bi ta” gọng đen.

Tính cách: miệng lưỡi lanh lợi, giao thiệp giỏi, có đầu óc con buôn, lạc quan, lúc nào cũng nghĩ theo hướng tốt nhất trước tiên (ngây thơ), có phần bị động, hiếu kì, khi bị ép buộc quá mức có thể trở nên vô cùng tàn nhẫn.

Kỹ năng: giỏi về phân tích kiến trúc, đọc và giám định cổ văn, giám định đồ cổ, phân tích vấn đề, may mắn đến không ngờ, máu cũng có tác dụng xua trùng đuổi bọ nhưng lúc linh lúc không, được Muộn Du Bình cứu.

Giới thiệu: 26 tuổi, là một anh chàng trạch nam đơn thuần chưa cầm tay con gái bao giờ. Ngô Tà tốt nghiệp ngành kiến trúc, là một con một sách thực thụ. Làm chủ một cửa hiệu đồ cổ gần viện Tây Linh ấn, Hàng Châu, có một kế toán tên Vương Minh. Sinh ra trong một gia đình theo nghề trộm mộ lâu đời cực kì hiển hách – nhà họ Ngô của Cẩu Ngũ Gia, người đứng hàng thứ năm trong “Lão cửu môn”. Đến đời cha của Ngô Tà thì bỏ nghề, nhưng vẫn còn chú Ba tiếp tục, cũng có chút thế lực. Là đứa cháu của nhà họ Ngô do con cả sinh ra, một “phú tam đại” tiêu chuẩn vô ưu vô lo. Thường tự xưng “tiểu gia” – “Ngô tiểu gia”

“phú tam đại”: tạm hiểu nôm na là “con ông cháu cha”, xuất phát từ cách nói “phú nhị đại” ý chỉ các thiếu gia công tử tiểu thư giàu có bên Trung Quốc nhờ bố mẹ làm ăn phát đạt.

Ban đầu chỉ là một người bình thường, đi trộm mộ cùng chú Ba vì tò mò, sau đó bị cuốn vào vô số bí ẩn nguy hiểm. Nhưng cũng nhờ đó mà gặp Trương Khởi Linh, thấy anh âm trầm không nói câu nào nên mới đặt cho anh biệt danh là “Muộn Du Bình”.

Cá tính khá ôn hòa nhưng lại có sự cẩn trọng của một thương nhân, là gà không hề có kinh nghiệm trong việc trộm mộ, thân thủ vô cùng bình thường. Khi gặp nguy hiểm trong mộ đều được người khác bảo vệ. Nhờ ăn Kỳ Lân kiệt nên máu cũng có khả năng khu trùng như Muộn Du Bình nhưng lúc được lúc không.

Ngô Tà nhìn bề ngoài không có gì đặc biệt nhưng thực chất cậu chẳng hề bình thường. Bí ẩn của cậu ta không hề ít hơn Muộn Du Bình. Trong tập về “Tần Lĩnh thần thụ”, cậu ta đã mơ thấy chuyện xảy ra ở Tây Sa hai mươi năm trước, rồi lấy được một cuốn băng cũ, ghi hình mình đang bò bò trong một viện điều dưỡng, lại nhìn thấy nét bút của mình trong một phòng tài liệu ngầm đã bị niêm phong dưới lòng đất từ lâu. Mà dường như tất cả các nhân vật trong câu chuyện này đều đang giấu diếm cậu điều gì đó.  Có người nấp trong bóng tối dùng trăm phương ngàn kế để lôi cậu vào, lại có người dùng trăm phương ngàn kế để đảm bảo cậu không bị cuốn theo, cho dù gặp chuyện nguy hiểm cũng có thể biến nguy thành an, luôn ở vị trí được bảo vệ cao nhất, thân phận của Ngô Tà dường như không đơn giản như cậu ta nghĩ. (Tam Thúc trong một buổi nói chuyện đầu năm đã đùa rằng tuổi cậu ta phải lên đến bốn con số, nhân vật ngàn tuổi. Sau này Tam Thúc lại bảo lúc đấy mình uống rượu say nói lung tung).

Bình Tà vương đạo

1. Thể chất

Theo miêu tả trong truyện, Ngô Tà tiểu tam gia không quá khỏe mạnh, thân thủ bình thường, trong việc đổ đấu thì chỉ là một đứa “trẻ ranh” cần người khác bảo vệ; Tiểu Ca Trương Khởi Linh thì hoàn toàn ngược lại, xuất thân từ danh gia trộm mộ, trong mộ thì chém bánh tông, dưới biển thì giết Hải hầu tử trong nháy mắt, sau trận chiến ở nơi đấu giá thì danh tiếng càng lên cao, hai người họ ai mạnh ai yếu vừa nhìn là biết.

.

2. Khí chất

Tục ngữ đã nói: “Xem công thụ phải nhìn khí chất”, Muộn Du Bình dưới lòng đất chém giết bốn phía, khí thế sắc bén không thể làm ngơ, lên mặt đất cũng vẫn tỏa ra hào quang bức người. Ví như trong phần “Cung lung thạch ảnh”, Hoắc lão thái thái vốn là một trong số “Chín vị cao thủ lão thành đại danh đỉnh đỉnh” mà lại cam tâm quỳ gối trước anh, ngay cả Ngô Tà cũng phải thừa nhận: “Ngay sau khi lão thái thái quỳ xuống, dường như có một bàn tay đột ngột ghì xuống vai tôi, khiến đầu gối tôi run lên. Khó khăn lắm tôi mới nén được sự thôi thúc ép mình quỳ xuống theo.” –  Cung lung thạch ảnh chương 38: Kì lân gánh vác hết thảy;

Quay lại với Thiên Chân, chúng ta vẫn nói “nét chữ, nết người”, Thiên Chân cũng như kiểu chữ “Sấu kim thể” mà cậu hay dùng, thanh mảnh, mềm mại, một con người có tính cách ôn hòa, cẩn thận tỉ mỉ. So sánh hai người, công thụ quá rõ ràng.

 .

3. Phúc hắc

Ngô Tà được xưng là “tiểu gian thương”, tất nhiên là do cậu cũng có chút ít tâm cơ giảo hoạt. Tỉ như bóc lột sức lao động của kế toán Vương Minh, tỉ như dùng “Nước làm sáng da” (mà thực ra là nước bọt của cậu ta) lừa Bàn Tử một vố (xem Nộ hải tiềm sa chương 37 – Đường ngầm)… Nhưng so với Trương Khởi Linh thì chẳng qua chỉ là “múa rìu qua mắt thợ” mà thôi. Chỉ riêng trong “Nộ hải tiềm sa” khi Muộn Du Bình giả làm “Trương hói” xoay mấy người Ngô Tà như chong chóng, cũng có thể dễ dàng nhận ra tiềm lực thâm sâu của phúc hắc công, “Tiểu gian thương” mà đấu với “Vua điện ảnh Oscar” thì chỉ có nước ngoan ngoan bị công thôi.

.

4. Bảo vệ và được bảo vệ

Trương Khởi Linh từ đầu đến cuối đều xuất hiện dưới tư thế của người bảo vệ, những đoạn miêu tả Trương Khởi Linh cứu Ngô Tà rải như nấm sau mưa. Ví dụ, giữa trận “Hải đấu”, sau khi Ngô Tà bị Cấm bà tập kích thì thế này: “Giữa lúc hoảng loạn, Muộn Du Bình một tay túm lấy cổ áo tôi, lôi tôi về phía hắn” – Nộ hải tiềm sa chương 38: Cấm bà. Hay trong “Âm sơn cổ lâu” khi cứu Ngô Tà thoát hiểm thì Trương Khởi Linh “có phần hoảng hốt hiếm thấy”, đến khi biết Ngô Tà “không có việc gì thì tựa hồ thở phào nhẹ nhõm” – Âm sơn cổ lâu chương 9: Bố già Bàn Mã… Tất cả đều ám chỉ vai trò bảo vệ của anh. Bên cái hồ dưới đáy mỏ ngọc, một Trương Khởi Linh dù thương tích đầy mình vẫn nói với Ngô Tà rằng: “Tốt rồi, tôi không hại chết cậu.” Cho dù bị thương cũng muốn bảo vệ Ngô Tà, tình này không cần bàn cãi.

.

5. Sinh hoạt thường nhật

Ngô Tà trong suốt phần “Bút kí” đều thụ động chờ đợi Trương Khởi Linh xuất hiện, cho dù vẫn thường nghĩ “Cái tên Muộn Du Bình đáng chém nghìn đao đó, không biết bây giờ hắn đang làm gì nhỉ?” – Xả chiểu quỷ thành Chương 1: Tam Thúc tỉnh lại, nhưng lại chưa bao giờ nghĩ đến việc chủ động đi tìm đối phương mà chỉ hứa một câu rằng: “Nếu như anh biến mất thì ít nhất sẽ có tôi nhận ra.” – Xà chiểu quỷ thành chương 18: Lời nhắn của Văn Cẩm. Trong “Âm sơn cổ lâu” lại vì kí ức của người kia mà bôn ba vất vả, toàn tâm toàn ý đứng trên lập trường của đối phương mà suy nghĩ, bản sắc “Vợ hiền” hiện lên quá rõ nét. Nếu Trương Khởi Linh trong sinh hoạt hàng ngày chẳng khác gì người bệnh nặng độ chín, thì ngược lại Ngô Tà không hề bài xích việc trong nhà, thậm chí còn có cảm khái “Thì ra làm chủ gia đình lại thú vị đến mức này.” – Cung lung thạch ảnh chương 40: Sống chung dưới một mái nhà, đúng là rất có thái độ tự giác của kẻ đi làm vợ người ta.

Nguồn: Baike Bình Tà

Mời tham khảo thêm bài phân tích tính đam mỹ trong Đạo mộ bút ký của bạn Rika Aki :”>

Đón xem kì sau: Tổng hợp hint Bình Tà trong Đạo mộ ~

Một suy nghĩ 28 thoughts on “Tổng hợp thông tin về couple Bình – Tà (P1)

      1. ta ko có nghĩ thế, tác phẩm viết ra một ý mà người đọc hiểu ra một ý khác thì đó cũng là thành công của một tác phẩm ( còn thành công kiểu nào thì là một chuyện khác =))))) )

  1. Ôi Bình Tà cụa nòng tôi… Art có cần phải dễ thương thế không *squee*
    Có điều…
    Mình vẫn xoắn chuyện chị A Ninh *nhún vai*

  2. Đang đọc vô cùng nghiêm túc bỗng dưng nhào ra câu “hoặc làm cho “đóa cúc” của Ngô Tà nở hoa” =))))))))*bổ ngửa*
    “Xem công thụ phải nhìn khí chất” ~~tucj ngữ có câu này sao ó_ò
    Chibi 2 người đáng yêu quá :”> vào mộ mà có mấy em gà chạy theo nữa, nhìn mặt bạn Tà muốn cắn miếng ghê >///<

    1. @Hehe: Khi mình edit đoạn đó cũng rất nghiêm túc, edit qua đoạn đó vẫn rất nghiêm túc, chỉ có toàn thân run rẩy, cơ mặt co giật thôi =))

      @Cô Du: O_O sao cô có thể post được dưới tên tôi như vậy?????????? Hôm nay vô check mail mà suýt ngất @.@

      1. Tôi mới phát hiện ra chức năng đấy gần đây thôi, thế là từ giờ khỏi phải xoắn editor nữa, nếu gấp quá cứ tự post rồi sửa tên author thôi ;))
        Mà tôi quăng luôn P2 rồi đấy, cô qua xem đi ;))

  3. Pingback: dmbk | fraymoon
  4. Em chưa đọc ĐMBK nhưng ss có thể spoil kết truyện cho em được ko ạ? “Trương Khởi Linh tạm thời sống phía sau cửa Thanh Đồng, chờ đến năm 2015 sẽ gặp lại Ngô Tà trên đỉnh Trường Bạch” – thế có nghĩa là kết mở?

  5. Sao mị đọc 2 lần Lỗ thương vương cung mà không thấy đoạn Ngô công túa ăn kì lân kiệt vậy? Bạn nào có thể chỉ cho mình không?

  6. Thế quái nào mà hồi còn ngây thơ trong sáng mị đã thấy hai người này có vấn đề rồi =)))
    Kiểu sinh ra là dành cho nhau ấy :v
    Cơ mà, về sau tiến hóa dần, nhưng nhận thức buổi ban đầu ko thể nhạt phai, vậy nên giờ mị thấy cô đơn lạc lõng quá, chả lẽ có mình mị thấy Ngô Tà là công à =))))

  7. Chào các bạn. Mình đang dự tính chia sẻ một số đoạn trích ngắn (laf hint Bình Tà, thiet tam giác, những khúc thổ tào nói chung của Ngô Tà) mà mình thích từ bản dịch của các bạn trên blog nhỏ FB của mình. Mình sẽ dẫn link đến từng chương đầy đủ. Mong các bạn cho phép

  8. Pingback: jincbs461

Gửi lời yêu thương ♥

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.